Trên thị trường thang máy Việt Nam hiện nay có hàng chục loại thang máy với đủ nguồn gốc xuất xứ khác nhau từ nhập khẩu đến liên doanh. Những phổ biến và được yêu thích có lẽ là thang máy cáp kéo với ưu điểm dễ dàng thiết kế – lắp đặt, bảo trì, sửa chữa thang máy và khả năng vận hành ổn định, êm ái, an toàn, bền bỉ. Theo thống kê cho thấy, hiện nay trên thị trường thang máy Việt Nam có đến hơn 90% lượng thang máy sử dụng động cơ cáp kéo.
Thang máy được coi là xương sống của tòa nhà, với vai trò là thiết bị di chuyển nhanh chóng và an toàn nhất, thang máy tải khách sử dụng cáp kéo được coi là một khối thống nhất. Thang máy xuất hiện ở khắp mọi nơi trong cuộc sống và không thể nào có thể thay thế được. Nhưng không phải ai cũng hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thang máy. Trong bài viết này, Alphatech Việt Nam sẽ giúp bạn có cách nhìn rõ ràng hơn về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của loại thang máy này!
Cấu tạo chung của thang máy tải khách dùng cáp kéo.
Để hiểu sâu sắc và rõ ràng hơn về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của thang máy, chúng ta cần phải hiểu một số khái niệm:
- Giếng thang máy: Là không gian hoạt động của thang máy, giếng thang được thiết kế theo chiều cao của tòa nhà, xuyên suốt từ trên xuống dưới.
- Phòng máy: Là không gian được được thiết kế trên đỉnh giếng thang để đặt thiết bị điều khiển,máy kéo (Đối với động cơ có phòng máy).
- Hố PIT: Là không gian ở phía cuối giếng thang để lắp đặt bộ phận giảm chấn, hệ thống công tắc hành trình, thiết bị khác
Được cấu tạo từ hơn 300 linh kiện thang máy, cụm thiết bị nhưng để dễ dàng hơn Alphatech chia làm 10 nhóm linh kiện, thiết bị.
1. Motor kéo: Bộ phận này thường được lắp ở trên đỉnh giếng thang hoặc 1 số trường hợp lắp dưới hố thang. Motor kéo có tác dụng dẫn động hộp giảm tốc theo 1 tốc độ nhất định làm quay puli – thiết bị kéo cabin lên xuống.
2. Hệ thống điều khiển thang máy: là bộ phận chứa các thiết bị điện tử được lập trình điều khiển để đảm bảo thang máy hoạt động theo yêu cầu.
3. Ray dẫn hướng: được lắp đặt dọc theo giếng thang để dẫn hướng cho cabin và đối trọng chuyển động dọc theo hố thang. Ray dẫn hướng đảm bảo cho đối trọng và cabin luôn nằm ở vị trí thiết kế của chúng trong hố thang máy và không bị dịch chuyển theo phương ngang trong quá trình chuyển động. Ngoài ra ray dẫn hướng phải đảm bảo độ cứng để giữ trọng lượng cabin và tải trọng trong cabin tựa lên ray dẫn hướng cùng với các thành phần tải trọng động khi bộ hãm bảo hiểm làm việc (trong trường hợp đứt cáp hoặc cabin đi xuống với tốc độ lớn hơn giá trị cho phép).
4. Bộ hạn chế tốc độ (Thắng cơ). Bộ phận này có nhiệm vụ kẹp chặt cabin thang máy vào ray dẫn hướng khi cabin di chuyển quá tốc độ cho phép.
5. Giảm chấn. Bộ phận này có nhiệm vụ làm giá đỡ cho cabin khi các hệ thống đảm bảo an toàn khác đều không hoạt động.
6. Cửa cabin và cửa tầng: Được thiết kế mở ra đóng vào trơn tru nhất. Ngoài ra còn được tích hợp hệ thống chống kẹt cửa Photocell để đảm bảo an toàn trong trường hợp có vật cản khi cửa thang hoặc cửa tầng đang đóng.
7. Cabin: là thiết bị chính trong thang máy đưa người sử dụng di chuyển theo yêu cầu. Là nơi cho phép người sử dụng đứng bên trong và điều khiển thang máy di chuyển theo ý muốn.
8. Phần đối trọng: là thiết bị được thiết kế đối lập với cabin có nhiệm vụ dùng sức nặng để kéo cabin đi lên hoặc đi xuống. Bộ phận này kết hợp với máy kéo để đưa cabin lên xuống được dễ dàng.
9. Hệ thống an toàn cửa tầng: Với chức năng đảm bảo an toàn khu vực cửa tầng, tự mở cửa khi có vật cản.
10. Hệ thống cảnh báo an toàn: Điện thoại intercom, hệ thống cảnh báo quá tải, hệ thống chuông báo…
Nguyên lý hoạt động của thang máy cáp kéo.
Khi có tín hiệu đầu vào ở tầng có người bấm nút gọi thang, hệ thống điều khiển sẽ nhận tín hiệu yêu cầu, một loạt dữ liệu sẽ được gửi đến bộ vi xử lý phân tích. Nếu thấy tín hiệu yêu cầu thang (tức là số tầng) và vị trí hiện tại của thang sẽ quyết định chiều vận hành của thang, ngay lập tức tín hiệu điều khiển sẽ đưa tín hiệu điều khiển tới biến tần điều khiển động cơ quay theo chiều đúng. Cabin thang máy được gắn với đối trọng và quấn qua pully của động cơ, khi động cơ quay, pully quay kéo cabin dọc theo ray thang máy đến đúng vị trí và mở cửa. Nếu cabin thang máy chạy quá tốc độ cho phép, ngay lập tức thắng cơ hoạt động và kẹp chặt cabin vào ray dẫn hướng. Khi cửa mở ra, người dùng đã bước vào trong cabin an toàn, khi ấn nút đóng cửa thì cửa cabin sẽ đóng lại hoặc tự động đóng sau 5s. Trong quá trình đóng cửa, nếu có bất cứ vật cản nào ở khu vực cửa thang thì cửa thang ngay lập tức được mở ra . Khi cửa được đóng lại và chọn tầng, tín hiệu điều khiển sẽ được đưa đến bộ vi xử lý, bộ vi xử lý sẽ nhận tín hiệu và phân tích, đưa ra tín hiệu điều khiển động cơ quay đưa cabin theo thứ tự ưu tiên gần nhất và mở cửa. Và quá trình được lặp đi lặp lại như vậy!
Hệ thống cảnh báo an toàn làm việc khi được yêu cầu hoặc khi thang máy gặp sự cố như quá tải, kẹt cửa thang máy. Bằng việc trang bị những tính năng an toàn và hệ thống bảo vệ, thang máy là một thiết bị di chuyển an toàn tuyệt đối.