15 lỗi cơ bản thường xảy ra với thang máy
Nếu là một người thường xuyên sử dụng thang máy, tôi chắc chắn rằng đã có lúc bạn phải đối diện với những sự cố thang máy khiến bạn không khỏi thóp tim. Nhưng đừng lo, sau bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp cho bạn 15 lỗi cơ bản khiến thang may gặp sự cố và cách khắc phục.
1. Mất tín hiệu điều khiển trong bảng điều khiển.
Nguyên nhân: Côn trùng vào trong phòng máy, hố pít, cắn đứt dây tín hiệu..
Cách khắc phục: Không sử dụng thang máy khi thang mất tín hiệu điều khiển, ngay lập tức gọi nhân viên cứu hộ thang máy đến cứu hộ.
2. Thang máy bị lỗi đóng mở cửa.
Nguyên nhân: Do vật thể cứng bằng kim loại, đá, sỏi, hạt hoa quả lọt vào khe cửa thang máy.
Cách khắc phục: Thử nhấn nút mở cửa trên bảng điều khiển thang máy trong cabin một vài lần, quan sát khe cửa thang máy xem có bị kẹt bởi kim loại, đá, sỏi, hạt hoa quả hay không và tìm cách loại bỏ nguyên nhân gây kẹt cửa thang máy.
3. Nút bấm trên bảng điều khiển không nhạy.
Nguyên nhân: Tiếp điểm điện cửa tầng không được vệ sinh thường xuyên, tiếp xúc không tốt, bụi bẩn.
Cách khắc phục: Thử nhấn các nút điều khiển, nếu thang vẫn không hoạt động, nhanh chóng liên lạc với nhân viên bảo trì thang máy đến kiểm tra, khắc phục.
4. Thang máy kêu, hoạt động không êm ái.
Nguyên nhân: Thang máy không được bảo trì, thay dầu ray, dầu cáp thường xuyên…
Cách khắc phục: Lựa chọn chế độ bảo trì thang máy phù hợp với tuổi thọ, tần suất sử dụng thang máy.
5. Thang máy bị lỗi sau một thời gian hoạt động.
Nguyên nhân: Phòng máy quá nóng, không đảm bảo điều kiện kỹ thuật của nhà sản xuất.
Cách khắc phục: Đảm bảo điều kiện làm việc cho thang máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất, bảo trì thang máy định kỳ.
6. Thang máy không hoạt động sau khi mất điện.
Nguyên nhân: Do đảo pha từ nguồn vào khi sửa chữa điện.
Cách khắc phục: Liên hệ với đội ngũ nhân viên bảo trì thang máy đến đảo pha nguồn điện cho thang máy.
7. Bị nhiễm điện, bị điện giật.
Nguyên nhân: Thiết bị điện – điện tử bị ẩm, cabin bị ẩm ướt hoặc do thời tiết, cách điện không tốt, nối đất không hoạt động.
Cách khắc phục: Tuyệt đối không sử dụng thang máy khi bị nhiễm điện, nhanh chóng gọi nhân viên cứu hộ đến kiểm tra và khắc phục.
8. Bộ phận cứu hộ thang máy không hoạt động khi mất điện.
Nguyên nhân: Khách hàng tự cứu hộ không đúng cách, đúng quy trình hoặc lỗi kỹ thuật.
Cách khắc phục: Không sử dụng thang máy khi cứu hộ thang máy không hoạt động, liên hệ ngay với nhân viên bảo trì để được hướng dẫn.
9. Dừng tầng không chính xác.
Nguyên nhân: Không được bảo trì thường xuyên, xung nhiễu, dừng tầng không chính xác.
Cách khắc phục: Bảo trì thang máy định kỳ.
10. Ắc quy hỏng sau một thời gian sử dụng.
Nguyên nhân: Ít sử dụng, do lão hóa, hoặc hết hạn sử dụng.
Cách khắc phục: Thay ắc quy mới.
11. Thang hoạt động có tiếng kêu bất thường.
Nguyên nhân: Không được bảo trì thường xuyên nên cáp của phanh cơ bị dài ra.
Cách khắc phục: Cắt cáp phanh cơ và bảo trì định kỳ.
12. Cửa A, V, H kêu to.
Nguyên nhân: Do va đập khi sử dụng cửa chuyển động dẫn đến sai lệch cơ khí.
Cách khắc phục: Điều chỉnh lại cửa theo thông số của nhà sản xuất.
13. Bóng đèn cháy nhanh.
Nguyên nhân: Rung, tắt bật nhiều, điện áp không ổn định.
Cách khắc phục: Thay bóng đèn mới, sử dụng bộ ổn áp cho thang máy.
14. Hố pít bị ngấm nước.
Nguyên nhân: Do thời tiết, nước tràn vào trong phòng máy, hệ thống chống thấm hố PIT thiết kế không đúng tiêu chuẩn.
Cách khắc phục: Thiết kế chống thấm cho hố pit thang máy theo tiêu chuẩn, phòng máy phải có mái che để ngăn nước tràn vào bên trong giếng thang và phòng máy.
15. Thang máy hoạt động bị giật, tăng tốc, giảm tốc không ổn định.
Nguyên nhân: Tang, thắng không được bảo dưỡng, động cơ, nguồn điện không ổn định, hết dầu ray.
Cách khắc phục: Điều chỉnh tang, thắng, bảo dưỡng động cơ, thiết kế bộ ổn áp cho thang máy, đổ dầu ray.