Tư vấn lựa chọn máy phát điện cho thang máy gia đình!

  • Categories: Chưa được phân loại

Thang máy là thiết bị di chuyển chính chiếm hơn 95% lưu lượng di chuyển trong các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại, văn phòng khách sạn. Vấn đề có thể xảy ra nếu thang máy đột ngột bị mất điện, toàn bộ hoạt động đi lại, kinh doanh trong tòa nhà bị đình trệ. Giải pháp tốt nhất cho các chủ đầu tư đó là thiết kế nguồn ngoài cho thang máy, và giải pháp được các chủ đầu tư lựa chọn nhiều nhất là sử dụng máy phát điện. Lựa chọn máy phát điện như thế nào để phù hợp với nhu cầu sử dụng của thang máy đảm bảo khả năng vận hành, tuổi thọ của thang máy là câu hỏi mà không phải ai cũng biết.

Hơn 90% số thang máy tại Việt Nam sử dụng nguồn điện 3 pha bởi sự ổn định, an toàn và công suất lớn phù hợp với vận hành của thang máy. Chính vì vậy, trong bài viết này, ATVIN sẽ hướng dẫn bạn cách lựa chọn máy phát điện 3 pha phù hợp để vừa đảm bảo đủ công suất, chất lượng đảm bảo, tiết kiệm chi phí, giá thành tốt nhất. Hãy cùng theo dõi một số kinh nghiệm dưới đây:

Bước 1: Tính chính xác công suất sử dụng của thang máy.

Bạn hãy lên danh sách chi tiết tất cả các thiết bị mà bạn dự kiến sẽ sử dụng máy phát điện khi bị cúp điện (nên nhớ càng kỹ càng chi tiết càng tốt); Sau đó bạn kiểm tra thông số về tiêu thụ điện năng trên từng thiết bị để xác định công suất theo kW (có thể xem trực tiếp trên tem của sản phẩm, catalogue của nhà sản xuất hoặc tìm trên Google).Nếu thông số ghi là HP (sức ngựa) bạn quy đổi theo công thức: 1HP=0.746kW, còn nếu là A(ampe) thì quy đổi theo công thức: P(công suất)=UIcosφ. (cosφ là hệ số công suất). Việc tính toán công suất sử dụng của thang máy một cách chính xác giúp đảm bảo điều kiện vận hành của thang máy. Nếu công suất không đủ, máy phát luôn phải hoạt động trong tình trạng quá tải thậm chí không thể khởi động được, còn nếu tính dư công suất thì gây lãng phí. Công suất của thang máy phổ biến từ 3,7 – 11 kW.

Lên kế hoạch đầy đủ và chi tiết các linh kiện, thiết bị sử dụng điện để tính toán chính xác công suất sử dụng

Bước 2: Tính toán lựa chọn công suất máy phát dựa trên công suất thực tế.

Để đảm bảo máy hoạt động an toàn, hiệu quả nhà sản xuất khuyến cáo nên sử dụng 70%-80% công suất dự phòng của máy, nghĩa là nếu công suất tiêu thụ của thang máy là 1000kVA ở trên nếu quy đổi ra công suất máy sẽ là: 1000/80%=1250 kVA;     Qua bước này bạn có thể sơ bộ tính được công suất cần thiết của máy phát cần trang bị, nếu có ý định mở rộng quy mô bạn nên nghiên cứu sớm để có phương án tính dự phòng thêm công suất cho máy phát.

Bước 3: Lựa chọn thương hiệu máy phát điện.

Trên thị trường máy phát điện tại Việt Nam hiện nay có hàng chục thương hiệu máy phát điện từ nhập khẩu đến liên doanh, từ công suất nhỏ đến công suất lớn. Tùy theo nhu cầu, khả năng tài chính của gia đình, bạn có thể lựa chọn sản phẩm máy phát phù hợp. Nếu như năng lực tài chính lớn, bạn có thể lựa chọn sản phẩm máy phát điện nhập khẩu đồng bộ đến từ các thương hiệu lớn như Mitsubishi, Denyo, Perkins, Cumins.. Nếu tiềm lực tài chính của bạn không đủ mạnh, thì bạn có thể lựa chọn máy phát điện đã qua sử dụng hoặc máy phát điện liên doanh (lắp ráp trong nước). Hãy nhớ đọc kỹ catalogue sản phẩm để có đánh giá chính xác nhất.

Bước 4: Lựa chọn nhà cung cấp máy phát điện.

Sau khi lựa chọn được được thương hiệu máy phát điện phù hợp với nhu cầu sử dụng, hãy lựa chọn 3 – 5 đơn vị cung cấp máy phát điện uy tín và phân tích năng lực của các đơn vị cung cấp và lựa chọn đơn vị có sản phẩm tốt nhất, dịch vụ tốt nhất, giá thành phù hợp nhất.

Lựa chọn máy phát điện là vô cùng cần thiết đối với hoạt động của thang máy gia đình, hãy tính toán thật kỹ trước khi lựa chọn thang máy bạn nhé! Nếu bạn cần tư vấn chọn máy phát điện chất lượng cho thang máy, hãy liên hệ với ATVIN để được hỗ trợ!

Điền thông tin để nhận Báo giá và Ưu đãi lớn




Đánh giá chất lượng bài viết này!